Đát Kỷ Trụ Vương với tựa gốc Bảng Phong Thần lên sóng vào năm 2001. Đây bộ phim truyền hình từng tạo được thành công rất lớn trên sóng TVB. Đến nay, sau hơn 20 năm ra mắt, bộ phim vẫn là tác phẩm khó quên trong lòng khán giả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những câu chuyện hậu trường bi hài đều bắt nguồn từ việc eo hẹp kinh phí.

Đát Kỷ mặc 1 chiếc áo yếm xuyên suốt 40 tập phim

Trong Đát Kỷ Trụ Vương, Ôn Bích Hà vào vai một mỹ nữ tên Tô Đát Kỷ. Người đẹp này sở hữu nhan sắc say đắm lòng người và được xếp vào hàng đại mỹ nhân Trung Hoa. Nữ diễn viên gây chú ý bởi nhan sắc phong tình, ma mị luôn diện những trang phục khoe vai trần quyến rũ. Ôn Bích Hà được mệnh danh là Đát Kỷ đẹp nhất trên màn ảnh Hoa ngữ.

Đát Kỷ đẹp nhất màn ảnh từ đầu đến cuối phim chỉ mặc 1 chiếc áo yếm-1
Ôn Bích Hà chỉ mặc duy nhất 1 áo yếm trong suốt 40 tập phim.

Khác với những hình ảnh vương quyền được phát sóng, trên thực tế, kinh phí đoàn phim eo hẹp đến nỗi nàng “Đát Kỷ” chỉ mặc một chiếc áo yếm suốt 40 tập. Bên cạnh đó, y phục của cô còn phải luân phiên thay đổi với các diễn viên khác.

Tuy nhiên, nhờ nhan sắc kiều diễm, Ôn Bích Hà đã có thể “cứu cánh” cho cả bộ phim. Dù mặc lại trang phục cũ nhưng nữ diễn viên vẫn lột tả được vẻ đẹp tuyệt sắc qua vai diễn Đát Kỷ kinh điển.

“Trụ Vương” xấu hổ khi đóng cảnh nóng bỏng với mỹ nữ

Vào vai Trụ Vương háo sắc, diễn viên Trịnh Tử Thành nhiều lần ngượng đỏ mặt vì các cảnh nóng bỏng. Trong phim, khi ôm hôn các mỹ nữ trong bể rượu, Trụ Vương lộ vẻ khoái chí nhưng thực tế, Trịnh Tử Thành toát mồ hôi hột, người run rẩy vì lạnh và sợ.

Đát Kỷ đẹp nhất màn ảnh từ đầu đến cuối phim chỉ mặc 1 chiếc áo yếm-2


Ở hâu trường, “Trụ Vương” toát mồ hôi vì lo sợ khi đóng cảnh thân mật cùng các mỹ nữ.

Hơn 20 năm trôi qua, nam diễn viên vẫn khó quên cảm giác khi mặc những bộ phục trang nhiều lớp cùng mái tóc, lông mày và râu giả dưới thời tiết 36 độ. Đặc biệt, mũ đội đầu của Trụ Vương được làm bằng chất liệu inox nên nam diễn viên phải mất cả tiếng mới đội lên được.

Theo Sina, Trịnh Tử Thành từng chia sẻ về kỷ niệm đáng sợ nhất ở hậu trường phim khi cưỡi ngựa. Dù chưa từng tham gia bộ môn này nhưng anh phải thể hiện bản thân cưỡi rất giỏi. Trước giờ quay, nghệ sĩ Nguyên Hoa chạy một vòng để con ngựa của ông khởi động. Con ngựa của Trịnh Tử Thành thấy vậy đuổi theo khiến cho nam diễn viên phải chạy vòng quay và suýt bị hất xuống đường. May mắn, Trịnh Tử Thành tự nhảy xuống được khỏi lưng ngựa. Lúc vào quay thật, anh sợ tái mặt nên bị đạo diễn nhắc nhở để lấy lại tinh thần.

Cảnh khóc khiến nữ diễn viên suýt bị mù

Đát Kỷ đẹp nhất màn ảnh từ đầu đến cuối phim chỉ mặc 1 chiếc áo yếm-3
Nữ diễn viên đóng vai Ân Thập Nương khóc nhiều đến nỗi mắt có nguy cơ bị mù.

Trong bộ phim, Uyển Quỳnh Đan được giao vai Ân Thập Nương – mẹ của Na Tra. Trong quá trình quay, Uyển Quỳnh Đan nhận được tin mẹ cô qua đời. Vì bận lịch quay nên không thể về nhìn mặt lần cuối, Uyển Quỳnh Đan đem nỗi đau từ đời vào phim, diễn xuất sắc cảnh bi thương khóc cạn nước mắt vì con trai Na Tra. Sau khi quay bộ phim này, đôi mắt Uyển Quỳnh Đan bị tổn thương nặng đến mức suýt bị mù.

Nhân vật Ân Thập Nương vốn được chỉ định qua đời sớm từ đầu phim nhưng vì Uyển Quỳnh Đan diễn quá tốt nên đạo diễn viết thêm cảnh cho cô và giữ nhân vật đến cuối cùng.

Nữ diễn viên chia sẻ: “Lúc ngã bệnh, mẹ gọi điện bảo tôi không cần về thăm bà. Tôi chưa bao giờ đi quay xa nhà liền một tháng như vậy. Trước hôm tôi đi, mẹ chuẩn bị sẵn hành lý cho tôi. Tôi không ngờ đó là lần cuối gặp mẹ. Tôi luôn hối tiếc về chuyện này”.

20 diễn viên quần chúng đóng hai mươi mấy vạn quân

Để tiết kiệm chi phí cho đoàn phim “Đát Kỷ Trụ Vương”, một diễn viên thường phải đảm nhận cùng lúc nhiều vai diễn khác nhau. Vì thiếu người, đạo diễn phải cử diễn viên nam đội tóc dài, giả gái vào làm cung nữ hầu hạ cho Trụ Vương. Loạt phân cảnh hai mươi mấy vạn quân giao chiến thật ra chỉ có khoảng 20 diễn viên quần chúng, đạo diễn phải mời cả người đi đường tham dự.

Đát Kỷ đẹp nhất màn ảnh từ đầu đến cuối phim chỉ mặc 1 chiếc áo yếm-4
Khán giả tinh mắt “soi” được chi tiết ở doanh trang mà chỉ có khoảng 20 lính canh.

Bên cạnh đó, vì kinh phí eo hẹp, đạo cụ trong phim đều được tạo nên từ những vật dụng quen thuộc như bìa giấy, inox, cây gỗ…Có thể thấy, sức sáng tạo của nhân viên đoàn phim TVB trước đây là vô hạn. Họ luôn tìm ra cách để khắc phục những khó khăn, đạo cụ và kỹ xảo của phim vô cùng thô sơ nhưng nhờ chất lượng nội dung và diễn xuất, bộ phim đã để lại ấn tượng khó quên đối với khán giả.