Với một số lỗi vi phạm nhất định, người điều khiển xe máy có thể chỉ bị lực lượng chức năng nhắc nhở cảnh cáo, thay vì phạt hành chính.

Lỗi vi phạm đầu tiên không bị xử phạt, đó là vượt đèn đỏ theo sự điều tiết của lực lượng chức năng đang điều khiển giao thông. Cụ thể, người điều khiển phương tiện phải tuân theo hiệu lệnh theo thứ tự tăng dần như sau: Biển báo và vạch kẻ đường; đèn tín hiệu; người điều khiển giao thông.


Người điều khiển cần tuân theo hiệu lệnh theo thứ tự sau: CSGT, đèn tín hiệu, biển báo và vạch kẻ đường

Người điều khiển cần tuân theo hiệu lệnh theo thứ tự sau: CSGT, đèn tín hiệu, biển báo và vạch kẻ đường

Tức là trong trường hợp có lực lượng chức năng đang điều tiết giao thông tại hiện trường; người điều khiển phương tiện cần ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của người này, thay vì tín hiệu đèn giao thông hay các loại biển báo và vạch kẻ khác trên đường. Ví dụ thường gặp nhất là vào khung giờ cao điểm, CSGT có thể dừng một chiều đường (đang đèn xanh) và nhường quyền lưu thông cho chiều khác (đang đèn đỏ); để ưu tiên giảm ùn tắc.

Điều khiển xe không có gương bên trái sẽ không bị phạt tiền, nhưng không khuyến khích

Lỗi thứ hai không bị xử phạt, đó là xe lưu thông không có gương chiếu hậu bên phải. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo phanh; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Chính vì vậy, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt. Còn nếu thiếu gương trái hoặc cả hai gương, sẽ bị phạt hành chính. Tuy nhiên, tháo gương chiếu hậu là hành vi không được khuyến khích, nhằm cung cấp đủ tầm nhìn từ phía sau cho người lái, từ đó góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Điều khiển xe bằng một tay có thể gây nguy hiểm, nhưng không bị phạt hành chính

Lỗi vi phạm tiếp theo không bị xử phạt, đó là điều khiển xe máy bằng một tay. Tuy nhiên, tương tự như lỗi thiếu gương chiếu hậu kể trên, hành vi này không được khuyến khích nhằm đảm bảo khả năng làm chủ phương tiện. Bên cạnh đó, với lỗi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe máy; người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 6 – 8 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng; theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Điều khiển xe dàn hàng hai, chở 3 người nhưng có người dưới 12 tuổi hoặc chở người dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm – là những lỗi vi phạm chỉ bị nhắc nhở

Một lỗi vi phạm nữa, cũng sẽ không bị xử phạt hành chính, đó là đi xe dàn hàng hai. Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với lỗi đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên là 100.000 – 200.000 đồng; xe đạp đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên là 80.000 – 100.000 đồng. Như vậy, nếu điều khiển xe dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

Ngoài ra, một số lỗi vi phạm khác cũng sẽ chỉ bị lực lượng chức năng nhắc nhở thay vì xử phạt hành chính, đó là: chở 3 người (bao gồm cả người điều khiển) trên xe, nhưng trong số đó có một trẻ em dưới 12 tuổi; hoặc lỗi chở người dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm