×

Có mảnh đất 120m2, dì tôi nhất định không chia thừa kế mà đem rao bán 10 tỷ, khách vừa chốt đơn đặt cọc xong, biết phí thổ cư là 5 tỷ thì ‘chạy rẽ tóc’: Dì vừa không bán được đất lại chẳng đứa con nào chịu ở cùng

Độc giả tranh luận về việc nhiều người có ‘đất nông nghiệp bán giá thổ cư, nhưng đòi đóng thuế rẻ’.

“Nhà bà dì tôi diện tích đất 4×30 m2, có căn nhà cũ ở từ xưa đến giờ, đất chưa phải là thổ cư vì nếu chuyển đổi, phải đập nhà ở hiện tại. Có người hỏi mua mảnh đất này giá 10 tỷ. Nếu áp dụng bảng giá điều chỉnh thì phí lên thổ cư là 5 tỷ đồng cho 100 m2.

Bây giờ người hỏi mua trước đây phải rút lui vì giá 10 tỷ phải gánh thêm 5 tỷ tiền thổ cư mới xây được nhà. Còn bà dì thì mãi mãi ở trong căn nhà nát kia bởi làm gì có tiền lên thổ và xây nhà mới nữa”.

Nở rộ rao bán đất “siêu rẻ” giá chỉ từ 2.000 đồng/m2: Môi giới khuyên

Độc giả nickname Gà trống nuôi hai con chia sẻ câu chuyện về người bà con đang vào thế khó với mảnh đất chưa chuyển đổi sang thổ cư như trên. Bình luận này được viết sau bài TP HCM chưa áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ 1/8.

Độc giả nickname Fan bình tĩnh nói: “Không thể vì trường hợp số ít áp cho số đông. Vậy sao lúc trước không bán rẻ hơn để lấy tiền xây nhà, chi phí còn lại để bên mua lo? Trước nay đất nông nghiệp vẫn mua bán giấy tay được.

Đất nông nghiệp muốn bán theo giá thổ cư nhưng lại muốn chịu thuế rẻ?

Nhiều độc giả chia sẻ gặp khó nếu phải đóng phí chuyển đổi đất lên thổ cư theo bảng giá điều chỉnh.

Độc giả Phu Thai nói: “Giá đất hiện nay là cơ sở để tính toán rất nhiều thứ. Ví dụ không nói đến đất thổ cư, giá của các căn hộ cũng sẽ đội lên, giá thuê cũng sẽ cao lên.

Những thứ cơ bản để đảm bảo cuộc sống thì tăng theo ‘cấp số nhân’, trong khi thứ để chi trả cho những thứ đó như lương thì tăng theo ‘cấp số cộng’, thậm chí còn bị giảm trừ”.

Độc giả ABC đề nghị: “Theo ý kiến của tôi cần xem xét kỹ bảng giá đất điều chỉnh áp dụng cho những đối tượng nào và trường hợp nào:

Trường hợp một: Trên sổ đỏ có đất thổ cư, đất ao, đất vườn tạp nay bố mẹ chia tách cho con cái cùng huyết thống khi chuyển đổi sang thổ cư thì vẫn áp dụng khung giá cũ.

Trường hợp hai: Nếu cũng trên thửa đất đó mà mục đích tách bán cho người ngoài hoặc đền bù thì sẽ áp dụng khung giá mới”.

Tuy nhiên, độc giả Quoc Khanh không đồng ý: “Cha mẹ cho con đất thổ cư thì con cất nhà. Còn cho con đất nông nghiệp thì để trồng trọt chứ đâu phải để cất nhà. Cho đất gì thì mục đích sử dụng như cũ. Đâu thể cho đất nông nghiệp rồi để lâu tự nhiên thành thổ cư?

Bây giờ cha mẹ mua đất nông nghiệp, khi mất, để lại cho con. Con xin lên thổ cư lần đầu không đóng thuế như bảng giá đất, sau đó vẫn lên được thổ cư rồi bán ra thị trường giá đất thổ cư, chênh lệch ai hưởng?”.

Độc giả Minh Ngọc Lê đề xuất: “Áp dụng bảng giá điều chỉnh để tính thuế Mua bán chuyển nhượng và Bồi thường giải phóng mặt bằng cho hợp lý thì cũng chẳng sao cả , nhưng nên giảm phần trăm thuế Chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Chứ tính 100% như hiện nay thì nhiều người chẳng dám chuyển mục đích sử dụng đất . Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng làm lãng phí tài nguyên và không đúng mục đích sử dụng đất ở tại đô thị”.

Theo dự thảo bảng giá đất được Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM xây dựng, giá đất tại nhiều quận có thể tăng trung bình 5-10 lần. Thậm chí, một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh 15-50 lần so với hiện tại. Tuy nhiên, Sở này cho biết giá tại dự thảo “chỉ bằng 70% mặt bằng thị trường”.

Nếu được UBND thành phố thông qua, bảng giá đất điều chỉnh lần này sẽ được sử dụng đến hết 2025. Tuy nhiên, cuối năm nay cơ quan quản lý sẽ đánh giá lại để đảm bảo phù hợp tình hình kinh tế. Từ đầu năm 2026, thành phố sẽ áp dụng bảng giá đất hằng năm chung theo Luật đất đai.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News