×

Miền Bắc chưa kịp phục hồi Miền Trung đã phải gánh chịu: B:ắn ph:áo hiệu khẩn cấp gọi tàu thuyền vào bờ trước khi bão về, hạn chế th:iệt h:ại lớn nhất do bão

Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi mưa lớn, áp thấp khả năng thành bão, nhiều tỉnh thành yêu cầu người dân gia cố nhà cửa, cấm biển, bắn pháo hiệu gọi tàu thuyền vào bờ.

Áp thấp có thể mạnh lên thành bão, từ 0h đến 7h ngày 18/9, ở TP Đà Nẵng mưa rất to, lượng mưa phổ biến 30-60 mm, có nơi hơn 100 mm (chùa Linh Ứng 112 mm, Suối Đá 109 mm, Hồ Thạch Gián 78 mm, Hòa Khê 70 mm…).

Lúc 11h ngày 18/9, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) mưa ngập đường phía trước nhà khoảng 20 cm. Khu vực này từng ngập sâu đến 2 m ở trận mưa cách đây gần hai năm nên nhiều người dân chủ động ứng phó, một số nhà kê giàn giáo cao 2-3 m cất giữ tài sản.

Nhiều tuyến phố trung tâm Đà Nẵng bị ngập cục bộ, sáng 18/9. Ảnh: Ngọc Trường

Nhiều tuyến phố trung tâm Đà Nẵng bị ngập cục bộ, sáng 18/9. Ảnh: Ngọc Trường

Mưa lớn tại Đà Nẵng kéo dài khiến hàng loạt tuyến phố trung tâm Đà Nẵng như Lê Duẩn, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh, Quang Trung, Hải Phòng ngập 20-30 cm. Mưa đúng thời điểm đi làm, đến trường, nhiều người bị té ngã, xe chết máy…

Cơ quan khí tượng dự báo mưa ở Đà Nẵng kéo dài đến 20/9, nguy cơ ngập các vùng trũng ở đô thị, lũ quét, sạt lở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận gửi công văn đến các đơn vị, trường học, nhắc nhở học sinh và phụ huynh cẩn trọng đi lại trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Đến 5h hôm nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.097 tàu thuyền với 7.699 lao động neo đậu tại các bến. Hiện còn 62 tàu với 617 lao động ở trên biển được các đơn vị liên quan hướng dẫn tránh trú an toàn.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành cắt tỉa, chằng chống cây xanh; nạo vét, khơi thông các cống rãnh; sẵn sàng phương án sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, ngập sâu…

Tại Quảng Nam, TP Hội An đã dừng tàu chở khách ra đảo Cù Lao Chàm sáng 18/9. “Các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai đã được ban hành, trong đó các di tích sẽ được chằng chống, bảo vệ”, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An nói, cho biết địa phương đã tuyên truyền người dân chủ động ứng phó, tránh thiệt hại.

Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bắn pháo hiệu thông báo cho tàu thuyền về nơi trú ẩn, tối 17/9. Ảnh: Đắc Thành

Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bắn pháo hiệu thông báo cho tàu thuyền về nơi trú ẩn, tối 17/9. Ảnh: Đắc Thành

Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, đến nay có 206 tàu cá đang hoạt động trên biển với 1.942 lao động. Trong đó, 144 tàu với 761 lao động hoạt động ở vùng lộng, khu vực Hoàng Sa có 25 tàu với 176 lao động, khu vực Trường Sa có 37 tàu với 1.005 lao động. một số tàu còn ở trên biển được kêu gọi sớm vào bờ tránh trú.

Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam cho biết tổng lượng mưa từ 7h ngày 17/9 đến 7h ngày 18/9 phổ biến 15-40 mm, nơi cao như Hội An 62 mm, thị trấn Núi Thành 75 mm, Thăng Bình 69 mm. Dự báo tổng lượng mưa trong 48 giờ tới ở các địa phương trong tỉnh phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 400 mm.

Ở Quảng Ngãi, ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo cấm các tàu thuyền ra biển từ 12h ngày 18/9. Các cơ quan chức năng cần theo dõi sát tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn tàu thuyền vào bờ; người dân gia cố nhà cửa và chặt tỉa cây xanh…

Công nhân đô thị Quảng Ngãi tỉa cây xanh trước bão. Ảnh: Phạm Linh

Công nhân đô thị Quảng Ngãi tỉa cây xanh trước bão. Ảnh: Phạm Linh

Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị sẵn sàng sơ tán dân tại các vùng nguy hiểm và tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực ngập lụt; kiểm tra công trình, hồ chứa, thu dọn vật cản trên sông, suối để đảm bảo thoát lũ.

Ngược ra phía Bắc, Thừa Thiên Huế đang mưa to, song chưa ghi nhận xảy ra ngập. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn lượng, mưa với cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều tối nay đến trưa 20/9, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 450 mm.

Dự báo tác động của mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét và sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà…

Bộ đội biên phòng tỉnh đã bắn pháo hiệu kêu gọi các tàu thuyền đánh bắt trên biển vào bờ tránh trú bão. Hiện có 1.884 tàu thuyền với 10.685 lao động của tỉnh đã vào bờ.

Thừa Thiên Huế đang có mưa to, gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Võ Thạnh

Thừa Thiên Huế đang có mưa to, gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Võ Thạnh

Mưa lớn cũng diễn ra ở Quảng Trị và Quảng Bình. Tỉnh Quảng Trị đã kêu gọi 2.278 tàu thuyền với 5.564 lao động vào bờ an toàn. Còn Quảng Bình đã cấm biển từ 0h ngày 19/9. Lực lượng biên phòng phát loa, bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào trú bão tại âu tàu Nhật Lệ, Cử Phú và TP Đồng Hới.

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 4. Hồi 9h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 213 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61 km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15 km/h.

Dự báo trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới cách Quảng Trị khoảng 210 km về phía Đông Đông Nam, cách Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Đông, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, khoảng 20 km/h, mạnh lên thành bão, cấp 8, giật cấp 10 và sau đó có thể di chuyển trên khu vực biên giới Việt – Lào.

Trước đó, hôm 7/9, siêu bão Yagi đổ bộ, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc. Hoàn lưu sau bão khiến nhiều địa phương mưa to, sạt lở, thiệt hại nặng về người, tài sản. Thống kê đến 15/9, cả nước ghi nhận hơn 350 người chết và mất tích; 2.000 người bị thương; 230.000 nhà ở, trụ sở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh bị tốc mái; 70.000 nhà bị ngập; 190.000 ha lúa bị ngập.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News