×

Chuyện Quan Vũ vượt 5 ải che/m 6 tướng của Tào Tháo, ai nghe cũng r:ợn r:ợn tóc g’áy

Quan Vũ chém 6 tướng của Tào Tháo để quay về dưới trướng Lưu Bị là một trong những tình tiết nổi tiếng nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Sự kiện này diễn ra như thế nào trong lịch sử là điều nhiều người đặt dấu hỏi.

Vì sao mộ Quan Vũ hơn nghìn năm không ai dám trộm?

Quan Vũ – dũng tướng mạnh mẽ bậc nhất thời Tam quốc (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tam quốc diễn nghĩa hồi 24 viết, Tào Tháo 2 lần tấn công Từ Châu. Lần thứ nhất đánh Đào Khiêm báo thù cho cha là Tào Tung. Lần thứ 2 là đánh Lưu Bị.

Trong trận chiến Từ Châu, Tào Tháo khởi 20 vạn binh, chia làm 5 đường. Trước hết, Tào Tháo cần chiếm được thành Tiểu Bái – nơi Lưu Bị cùng Trương Phi trấn thủ. Biết quân Tào người đông thế mạnh, Lưu Bị phái người tức tốc đến nhờ Viên Thiệu ra mặt giúp đỡ (Viên Thiệu và Tào Tháo vốn có mâu thuẫn từ lâu). Tuy nhiên, Viên Thiệu khước từ.

Lưu Bị biết Viên Thiệu không tới cứu, bàn với Trương Phi nửa đêm chia quân cướp trại Tào. Tào Tháo vốn là người dụng binh lão luyện, đoán được kế này bèn chia quân làm 9 đội, một đội bảo vệ doanh trại, 8 đội mai phục các nơi. Quân Lưu Bị gặp mai phục, chỉ một trận đã bị đánh cho tan tác. Lưu Bị và Trương Phi bỏ chạy mỗi người một nơi, riêng Quan Vũ bảo vệ thành Hạ Bì, vẫn chưa hay biết gì.

Phá được quân chủ lực của Lưu Bị, Tào Tháo nhanh chóng chiếm được Từ Châu, Hạ Bì, vây Quan Vũ trên núi. Quan Vũ vì bảo vệ gia quyến Lưu Bị, buộc phải hàng Tào Tháo. Từ đây, những ngày tháng làm quan dưới trướng Tào Tháo của Quan Vũ bắt đầu.

Hồi thứ 25 Tam quốc diễn nghĩa viết, Quan Vũ nêu điều kiện chỉ hàng vua Hán, không hàng Tào Tháo và khi biết tin Lưu Bị ở đâu sẽ xin đi ngay. Tào Tháo chấp nhận tất cả, hy vọng sớm thu phục được viên mãnh tướng Quan Vũ.

Tam quốc diễn nghĩa: Chuyện về mỹ nhân từng khiến Quan Vũ rung động

Sức mạnh của Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa có phần được cường điệu hóa (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tào Tháo thết đãi và ban thưởng cho Quan Vũ rất hậu hĩnh. Tam quốc diễn nghĩa viết, Tào Tháo tổ chức “3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc lớn” để mừng có Quan Vũ, lại đưa 10 người con gái đẹp đến hầu. Tào Tháo còn không tiếc mang cả ngựa Xích thố đến tặng cho Quan Vũ. Tuy nhiên, Quan Vũ cuối cùng vẫn bỏ đi.

Trước khi quay về với Lưu Bị, Quan Vũ đã trả ơn Tào Tháo bằng cách chém đầu 2 đại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xú. Tuy nhiên, Tào Tháo muốn gây khó dễ cho Quan Vũ, không cấp giấy thông hành để ông qua ải.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ mở đường máu rời khỏi Hứa Xương (kinh đô nhà Hán từ năm 196 – 220). Trên đường đi, ông đã vượt 5 ải, chém 6 tướng của của Tào Tháo, bao gồm: Qua ải Đổng Lĩnh chém Khổng Tú, đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thẩn, qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ, vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực, đến bờ Hoàng Hà giết Tân Kỷ.

Khi đến Cổ Thành, nơi Trương Phi đang trấn giữ, Quan Vũ đã tỏ lòng trung thành của mình bằng cách chém tướng Tào là Sái Dương. Tam quốc diễn nghĩa viết, Trương Phi chưa đánh xong 3 hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất.

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt

Quan Vũ dẫn theo thê thiếp Lưu Bị, một mình vượt 5 cửa ải, theo Tam quốc diễn nghĩa (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Các tình tiết giàu tính nghệ thuật trên do La Quán Trung xây dựng khiến người đọc không khỏi cảm phục trước sức mạnh và lòng trung thành của Quan Vũ. Tuy nhiên, trong chính sử, sự kiện Quan Vũ hàng Tào Tháo dường như kém ly kỳ hơn rất nhiều.

Tam quốc chí chép, năm 200, Tào Tháo cất binh đánh Lưu Bị ở Từ Châu. Tào Tháo dụ hàng hết binh lính, còn bắt được thê thiếp của Lưu Bị cùng Quan Vũ đem về.

Ngụy chí chép, bấy giờ, Tào Tháo đang chuẩn bị mở chiến dịch Quan Độ. Biết tin Lưu Bị liên kết với Viên Thiệu, Tào Tháo muốn đánh Lưu Bị trước, diệt Viên Thiệu sau. Tào Tháo chia quân làm 2 cánh, một cánh phòng thủ Viên Thiệu, một cánh tấn công Lưu Bị ở Từ Châu.

Lưu Bị cho rằng Tào Tháo sợ Viên Thiệu nên không dám tấn công Từ Châu. Chẳng ngờ Tào Tháo đánh úp, Lưu Bị kinh hoàng, vội vàng bỏ chạy khỏi Từ Châu. Thục Chí chép, Tiên Chủ (Lưu Bị) chạy đến Thanh Châu, được con cả của Viên Thiệu là Viên Đàm đối đãi rất hậu.

Về phần Quan Vũ, sau khi bị bắt, ông được Tào Tháo đưa về Hứa Xương, phong làm Thiên tướng quân. Ngụy Chí chép, Quan Vũ được Tào Tháo ban thưởng rất nhiều bổng lộc, nhưng không hề có ngựa Xích thố. Trong phần Quan Vũ truyện, sử gia Trần Thọ cũng không nhắc đến chi tiết Quan Vũ có ngựa Xích thố.

Theo Tam Quốc chí, năm 200, chiến sự giữa quân Tào và Viên Thiệu bùng nổ. Viên Thiệu điều đại tướng là Nhan Lương đánh thành Bạch Mã, Tào Tháo cho Trương Liêu cùng Quan Vũ đối địch.

Tam Quốc chí chép: “Vũ từ xa thấy Nhan Lương đứng dưới lọng, liền quất ngựa xông tới đâm chết Lương giữa vạn quân, chém lấy thủ cấp quay về, chư tướng bên Thiệu không ai dám làm gì. Thành Bạch Mã được giải vây”.

Quan Vũ sau đó được Tào Tháo phong cho làm Hán Thọ đình hầu. Chi tiết này cho thấy sự kiện Quan Vũ giết Nhan Lương là có thật trong lịch sử, cũng phần nào thể hiện được sức mạnh vượt trội của vị tướng quân nổi tiếng bậc nhất thời Tam quốc.

Tuy nhiên, công lao giết Nhan Lương cũng không thể không nhắc tới Tào Tháo. Tam Quốc chí chép, Nhan Lương vây thành Bạch Mã, quân Viên Thiệu lại chuẩn bị vượt sông, đánh thẳng vào Hứa Xương. Tào Tháo hóa giải chiến thuật này bằng cách chia quân làm 2 cánh, một cánh đi vòng vờ tập kích vào hậu phương của Viên Thiệu, một cánh kỵ binh nhanh chóng đến thành Bạch Mã.

Nhan Lương thấy Tào Tháo đưa kỵ binh đến nơi, chưa kịp bất ngờ đã bị Tào Tháo sai Trương Liêu, Quan Vũ làm tiên phong chém ngay tại trận. Viên Thiệu biết bị trúng kế, vượt sông Hoàng Hà đến ứng cứu Nhan Lương thì đã muộn.

Không chỉ Nhan Lương, đại tướng Văn Xú của Viên Thiệu cũng bị Tào Tháo lấy mạng. Tam quốc chí chép, Tào Tháo tới xem lén trại quân Thiệu, bị Văn Xú kéo 5 nghìn kỵ binh đuổi đánh. Các tướng báo rằng quân địch quá đông, phải nhanh chóng bỏ chạy, Tào Tháo cứ vờ như không biết.

Lúc sau, nghe tiếng quân Thiệu reo hò, chư tướng lại báo cần trốn ngay, Tào Tháo đáp “chưa cần”. Tới khi Văn Xú đưa quân áp sát, Tào Tháo mới nói “lên ngựa được rồi”. Bấy ngờ, kỵ binh của Tào Tháo không tới 600, bị ép liều chết mà đánh, không chỉ phá được vòng vây mà còn chém chết Văn Xú. Tào Tháo kéo quân về trại, mới biết Quan Vũ đã trốn theo Lưu Bị. Như vậy, người tiêu diệt Văn Xú không phải Quan Vũ mà là Tào Tháo.

Phần Ngụy chí của Tam quốc chí chép, Tào Tháo từng sai Trương Liêu tới dụ hàng Quan Vũ, Quan Vũ thở dài nói: “Ta biết Tào Công đối đã với ta rất hậu, nhưng ta đã chịu ơn của Lưu tướng quân, không thể bội ước. Ý ta muốn lập công để báo ơn Tào Công rồi sẽ đi”.

Tào Tháo nghe Trương Liêu báo về, lấy làm khâm phục Quan Vũ. Tới khi Quan Vũ giết Nhan Lương, Tào Tháo biết chắc chắn Quan Vũ sẽ bỏ đi. Quan Vũ bỏ trốn đến trại Viên Thiệu, các tướng muốn bắt về, Tào Tháo nói: “Người ấy bỏ đi vì chủ, chớ nên đuổi theo”.

Chi tiết này cho thấy Tào Tháo thực sự có ý muốn giữ Quan Vũ lại, nhưng khi Quan Vũ bỏ đi, ông cũng không ngăn cản. Cả trong Tam quốc diễn nghĩa và lịch sử, Tào Tháo đối đãi với Quan Vũ đều rất trọng tình trọng nghĩa.

3 bài học "đắt hơn vàng" của Tào Tháo: Người nào thực hiện đủ có thể lật  ngược ván cờ cuộc đời

Tào Tháo rất coi trọng Quan Vũ (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Theo Sohu, Quan Vũ vượt 5 ải chém 6 tướng là tình tiết do La Quán Trung hư cấu. 6 viên tướng phe Tào mà Quan Vũ giết trong Tam quốc diễn nghĩa cũng không phải nhân vật có thật trong lịch sử. Trong khi Tào Tháo và Viên Thiệu đối địch, việc Quan Vũ lén bỏ trốn sang trại đối phương dễ chấp nhận hơn so với chuyện Quan Vũ một mình dẫn gia quyến của Lưu Bị đi từ Hứa Xương, vượt qua hết cửa ải này tới cửa ải khác. Trong Tam quốc chí, sử gia Trần Thọ không đề cập đến số phận gia quyến của Lưu Bị sau trận đánh Từ Châu.

Mặc dù sự kiện Quan Vũ vượt 5 ải chém 6 tướng chỉ là tình tiết hư cấu của La Quán Trung, nhưng việc ông chém Nhan Lương, từ chối vinh hoa phú quý để về bên Lưu Bị là có thật. Quan Vũ xứng đáng được người đời sau xem là biểu tượng của lòng trung nghĩa. Ngày nay, ông được nhiều người dân ở Trung Quốc tạc tượng thờ phụng, gọi là “Quan nhị gia”.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc tới “Võ thánh” Quan Vũ mà không kể tới viên tướng có thể coi là đối thủ của ông – “Võ thần” Triệu Tử Long. Trận Đương Dương – Trường Bản, Triệu Tử Long bế theo A Đẩu, một mình đương đầu với hàng vạn quân Tào Tháo là một trong những tình tiết phi thường nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Sự kiện này trong lịch sử diễn ra thế nào? Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau trên mục Thế giới, xuất bản vào lúc 19h ngày 4.9.2022.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News