×

Mua thực phẩm sạch ‘số lượng ít’, ăn cơm chay rau củ,…. nhiều người hoang mang sốc nặng khi biết nguồn gốc thực sự: Tưởng ở đâu xa hóa ra đều đến từ chợ đầu mối nhưng là …. đồ bỏ đi

Trung tuần tháng 9.2024, Báo Thanh Niên tiếp nhận phản ánh của bạn đọc về tình trạng người dân lượm rác rau củ quả bị hư, dập nát, hôi thối ở bãi rác chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP.HCM), mang về đem ra chợ bán hoặc chế biến thành thực phẩm bán. Từ đó, PV Thanh Niên vào cuộc điều tra lật tẩy chiêu trò, mánh khóe biến rác thải thành thực phẩm sạch.

Hằng ngày, số rau củ quả hư hỏng tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (chợ đầu mối Hóc Môn) được các chủ sạp, tiểu thương, người kinh doanh đổ bỏ thành đống tại các lối đi trong và quanh chợ để nhân viên vệ sinh thu gom chuyển đi.

Tuy nhiên, một phần số rác thải là rau củ quả phế phẩm bị bỏ đi này lại được nhiều người đến thu gom, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, có người thu gom rau củ quả phế phẩm này về bán lại tại các chợ tự phát, thậm chí một số hộ kinh doanh dùng để chế biến thức ăn, bán kiếm lời gây mất an toàn vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Lột xác phế phẩm chôm chôm

Sáng 16.9, có khoảng 4 người vây quanh các thùng rác bên trong chợ đầu mối Hóc Môn trước dãy nhà lồng A để nhặt trái cây như chôm chôm, nhãn… mà người bán của các sạp trong chợ đem vứt bỏ do hư thối.

Hô biến rác thải thành thực phẩm sạch- Ảnh 1.

Rau củ quả hư hỏng các tiểu thương đổ bỏ thì nhiều người nhặt đem về sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, đem ra chợ bán

ẢNH: TRẦN KHA

Lúc này, người phụ nữ ngoài 50 tuổi, da hơi ngăm đen, đeo khẩu trang kéo xuống khỏi cằm, đi đến thùng rác tranh thủ nhặt lấy chôm chôm bỏ vào túi ni lông.

Nhóm người đang nhặt chôm chôm thì công nhân quét dọn vệ sinh của chợ di chuyển đến khu vực này quét rác. Đang nhặt chôm chôm trong thùng rác, người phụ nữ trên thấy đống rác người công nhân vừa dùng chổi quét, gom lại có nhiều chôm chôm liền đi đến nhặt. Chỉ sau ít phút, người này nhặt được một thùng xốp lớn chôm chôm.

Người phụ nữ phân chia số chôm chôm sang hai túi ni lông lớn rồi vào các sạp trong chợ mua thêm một số hàng hóa như khoai lang, đậu phộng… và thuê xe tải vận chuyển về Tây Ninh. Riêng người phụ nữ đi bộ ra quốc lộ 22, bắt xe buýt để về phòng trọ gần ngã tư An Bình thuộc thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.

Chiều cùng ngày, chiếc xe tải biển số vàng chở theo hàng hóa dừng trước khu trọ. Kiểm tra đúng hàng hóa thuê chở, người phụ nữ yêu cầu tài xế xuống hàng, rồi chuyển vào nhà.

Hơn 15 giờ, người phụ nữ bắt đầu đẩy chiếc xe đẩy chứa nhiều hàng hóa củ quả, chôm chôm đến khu chợ tự phát gần Khu công nghiệp Trảng Bàng (Tây Ninh) cách nhà khoảng 1 km bày biện bên đường bán.

Thấy chúng tôi đến, người phụ nữ nhanh nhảu chào mời mua trái cây. Nhìn số chôm chôm đựng trong trạc màu đỏ phần lớn đã ngả sang màu đen, trái nứt vỏ, chảy nước nên chúng tôi lắc đầu không mua.

Để chào mời khách, người phụ nữ cầm một trái chôm chôm vỏ đen xì lên, bóc vỏ để kiểm chứng là chúng vẫn ăn được. Tuy nhiên, trái chôm chôm này hư, người phụ nữ bỏ xuống và lấy một trái khác bóc vỏ đưa chúng tôi xem và nói chỉ bán giá 15.000 đồng/kg thay vì 50.000 đồng/kg, nếu chúng tôi mua nhiều sẽ tặng thêm.

Hô biến rác thải thành thực phẩm sạch- Ảnh 2.

Trái cây hư hỏng trong chợ đầu mối Hóc Môn đổ bỏ trong thùng rác được người dân đến nhặt đem về bán lại

ẢNH: TRẦN KHA

Chưa kịp trả lời, người phụ nữ đã cân cho chúng tôi hơn 1 kg chôm chôm với giá 20.000 đồng, đã bao tặng kèm. Chúng tôi mua thêm phần đậu phộng nấu giá 30.000 đồng và được người bán để chung túi ni lông với chôm chôm. Đậu phộng là người phụ nữ mua ở sạp trong chợ đầu mối về nấu bán. Nhưng do để chung lúc về nhà, chúng tôi mở túi ni lông ra thì ngửi có mùi hôi, phân rác rất khó chịu nên không dám ăn.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn là một trong ba chợ đầu mối lớn của TP.HCM. Chợ nằm trên đường Nguyễn Thị Sóc, xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn. Diện tích khuôn viên chợ là 100.000 m² bao gồm nhà chợ chính, kho, bãi xe, đường giao thông và một số công trình khác như: khu xử lý chất thải, xử lý nước… Chợ kinh doanh chủ yếu mặt hàng thịt và rau củ, quả.

Nhặt rác về quán cơm để chế biến

Bên hông chợ đầu mối Hóc Môn những đống rác thải lớn kéo dài cả chục mét trên đường số 4, ứ đọng nước dơ bẩn, bốc mùi hôi nồng nặc. Sáng 15.10, một người đàn ông ngoài 35 tuổi, chạy xe máy biển số 83 P3 – 014.xx đến đây thấy có nhiều rau cải trên đống rác nên dừng lại. Dựng xe ngay trên đường, người này lấy một túi ni lông lớn rồi nhanh tay nhặt số rau cải trên đống rác cho vào túi đựng. Một người phụ nữ khác thấy vậy cũng đến, ngồi xổm trên nước bẩn nhặt rau.

Hô biến rác thải thành thực phẩm sạch- Ảnh 3.

Rau cải nhặt ở các đống rác được nhặt về chế biến món ăn

ẢNH: TRẦN KHA

Người đàn ông sau đó lên xe máy, chạy vào khu vực phía trong chợ Hóc Môn tiếp tục tìm kiếm rau củ, quả ở các đống rác thải để nhặt. Đến trưa, không còn gì để nhặt người này vào các sạp trong chợ mua thêm rau, quả và ra về. Sáng 21.10, người đàn ông chạy xe máy 83 P3 – 014.xx tiếp tục di chuyển lòng vòng trong chợ Hóc Môn nhặt rau củ, quả tại các đống rác. Đến trưa, người này chạy thẳng xe máy về quán cơm chay trên quốc lộ 22, xã Tân An Hội, H.Củ Chi, TP.HCM.

Lúc này, trong quán đứng bán cơm cho khách là một nam thanh niên còn rất trẻ. Người này phụ giúp đưa số rau củ, quả treo trên xe máy ra phía sau nhà rồi quay lại tiếp tục bán cơm cho khách. Tại quầy cơm, nhiều món chay nấu bằng rau củ, quả trưng bày đa dạng và khá bắt mắt.

Trong vai khách ăn cơm, chúng tôi tiếp cận khu vực nấu ăn của quán và phát hiện số rau cải vừa nhặt ở chợ Hóc Môn về người đàn ông đổ ra nền gạch cáu bẩn.

Ngồi lựa lại số rau cải này, người đàn ông cho biết, “mua” ở chợ đầu mối rồi được người dân cho thêm. Do mua đồ “đông lạnh” nên rau hư nhiều phải dùng dao cắt bỏ?.

Cũng theo người này, tùy vào lượng khách mà lấy hàng hóa về bán. Trung bình hai ngày người đàn ông đi chợ một lần, tuy nhiên khi lượng khách nhiều thì mỗi ngày đi chợ một lần. Quán cơm còn có các chi nhánh khác hoạt động trong trung tâm thành phố... (còn tiếp)

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News